Chuyển đến nội dung chính

Hướng Dẫn Cách Viết Sớ Đi Lễ Chùa Chuẩn Nhất 

Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với nét văn hóa đi lễ chùa của người Việt Nam, nét văn hóa này vẫn được lưu truyền từ xưa đến nay. Việc đi lễ chùa được diễn ra quanh năm, nhất là vào dịp đầu năm. Mọi người thường đi đến chùa với mục đích nhằm cầu xin sự bình an, may mắn, sức khỏe, tình duyên… Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm bắt được việc đi chùa cần làm những gì? Cách viết sớ đi lễ chùa thực hiện thế nào? Những vấn để này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết ngay dưới bài viết của Gốm Đại Việt Bát Tràng nhé!

[caption id="attachment_22157" align="alignnone" width="600"]Hướng Dẫn Cách Viết Sớ Đi Lễ Chùa Chuẩn Nhất  Hướng Dẫn Cách Viết Sớ Đi Lễ Chùa Chuẩn Nhất[/caption]

Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa

Việc đi lễ chùa là một nét đẹp văn hóa được người Việt lưu truyền từ xưa đến nay. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người băn khoăn không biết nên lưu ý gì khi đi lễ chùa. Bởi việc đi đến chỗ ở linh thiêng như đền, chùa, miếu, đình… phải chỉn chu từ cách ăn mặc, hành động, cách ứng xử… để không vi phạm phải những điều kiêng kỵ theo quan niệm. Từ đó tránh gặp những điều xui xẻo, không may. Theo đó, khi đi lễ chùa thì bạn cần chú ý đến một số điều cơ bản dưới đây:

Thời gian phù hợp để đi lễ chùa

Ở nước ta, người dân thường đi lễ chùa quanh năm chứ không có một thời gian cụ thể. Bởi theo quan niệm của người Việt thì việc đi lễ chùa không chỉ để cầu bình an, may mắn mà còn là dịp để người ta đi tham quan, vãn cảnh, thư thái ở nơi thanh tịnh. Tuy nhiên, vào ngày đầu năm, ngày mùng 1, ngày rằm thì chúng ta vẫn thường thấy người ta đi đến lễ chùa nhiều hơn. Bởi theo quan niệm truyền thống thì những ngày này đều là ngày quan trọng trong năm, việc đi đến lễ chùa sẽ có ý nghĩa hơn.

[caption id="attachment_22158" align="alignnone" width="500"]Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa[/caption]

Nhiều người cũng quan niệm rằng, tốt nhất không nên đi lễ chùa vào ngày mùng 3, mùng 7 bởi đây đều là ngày không đem lại may mắn. Những ngày này thì bạn không nên làm những việc quan trọng như: làm nhà, cưới hỏi… nhưng vẫn có thể đi đến lễ chùa để cầu bình an.

Nên mặc gì đi lễ chùa

Như chúng ta đã biết, chùa chiền chính là một nơi thờ cúng linh thiêng, trang nghiêm. Thế nên, các loại trang phục mặc đi lễ chùa cũng cần phải đảm bảo lịch sự, phù hợp không gian linh thiêng này. Không được ăn mặc quá tùy tiện, hở hang hay quá lòe loẹt.

Khi đi lễ chùa thì nên mặc quần áo có màu sắc nhã nhặn, hài hòa. Đặc biệt, nếu chuẩn bị được các loại áo tràng, áo lam phật tử thì sẽ phù hợp nhất, góp phần tăng thêm sự thùy mị nhất cho không gian lễ chùa. Ngoài ra, nếu như không chuẩn bị được những chiếc áo tràng áo lam thì bạn cũng có thể sử dụng các trang phục thường sử dụng hàng ngày sao cho phù hợp, trang nghiêm là được. Chỉ cần tránh không được mặc đồ quá mỏng, áo không có cổ, quần váy quá ngắn, quá ôm cơ thể… để không gây sự phản cảm với những người xung quanh.

[caption id="attachment_22160" align="alignnone" width="601"]Nên mặc gì đi lễ chùa Nên mặc gì đi lễ chùa[/caption]

Trước khi đi lễ chùa

Thời gian trước khi đi đến lễ chùa thì các bạn cũng cần chú ý đến một số điều như sau:

  • Khi có ý định đi đến lễ chùa thì trước đó bạn cũng không nên ân ái vợ chồng. Khi vào đến chùa thì trong đầu óc không được có ý nghĩ, tư tưởng đến chuyện phòng the mà phải để tâm được thanh tịnh nhất.
  • Người đi lễ chùa không nên trang điểm quá đậm, không xịt nước thơm quá nồng
  • Những người phụ nữ khi đến chu kỳ kinh nguyệt thì không nên đi vào lễ chùa

Khi vào lễ chùa

Đi đến lễ chùa thì cũng cần phải đảm bảo các yếu tố như sau:

  • Bạn nên thắp hương và cầu khấn tại đỉnh được đặt ở phía bên ngoài, không được vào sâu trong chùa để thắp hương
  • Không được dâng lên chùa các lễ mặn và tiền vàng
  • Hãy trông chừng trẻ nhỏ, tránh để trẻ nô đùa ồn ào hay sờ vào các tượng Phật trong chùa
  • Khi thực hiện thờ cúng lễ thì phải quỳ xuống, có thể đứng giữa hoặc chếch sang một bên trước mặt phật đường
  • Không nên nói chuyện ồn ào, nô đùa trong không gian linh thiêng này
  • Không nên tự ý sử dụng các đồ trong nhà thờ nếu như không được người quản lý cho phép
  • Không nên đi giày dép vào bên trong lễ đường, không vứt rác, không dẫm lên các bậc cửa chùa 

Cách cầu khấn khi đi lễ chùa

Khi đến lễ chùa thì cần phải thực hiện cầu khấn để cầu mong may mắn, điều tốt lành. Theo đó, khi đi lễ chùa thì bạn cần lễ ở những bạn như: Ban Đức Ông, Quan Thế Âm Bồ Tát, Ban Tam Bảo, Ban Thánh Hiền.

Có thể nói cửa phật chính là nơi thanh tịnh, linh thiêng nhất. Nơi mà con người thường tìm đến để sám hối tội lỗi của mình, có thể giũ bỏ đi hết những muộn phiền, danh vọng… Thế nên, khi đi lễ chùa thì bạn chỉ nên cầu mong cuộc sống được an yên, sức khỏe tốt, cuộc sống hạnh phúc, không gặp thị phi. Bạn không nên cầu xin về tiền tài, thành công, số đề… vì những của cải vật chất này thì Phật sẽ không ban mà con người phải biết tự cố gắng làm ra.

Hướng dẫn cách viết sớ đi lễ chùa

Rất nhiều người quan tâm đến cách viết sớ đi lễ chùa như thế nào thì chuẩn. Thực chất thì việc viết sớ đi lễ chùa thường là công việc được các sư thầy hoặc các thầy nho ở chùa thực hiện là có ý nghĩa nhất. Vậy nên khi đến lễ chùa bạn có thể nhờ các sư thầy viết sớ cho. Lúc này bạn chỉ cần cung cấp cho các sư thầy về các thông tin như: tên, tuổi, địa chỉ, ước nguyện… Sớ cũng có thể mua tại các cổng chùa hay những cửa hàng bán đồ thờ cúng, chúng ta chỉ cần điền đầy đủ thông tin của mình là được.

[caption id="attachment_22159" align="alignnone" width="500"]cách viết sớ đi lễ chùa cách viết sớ đi lễ chùa[/caption]

Khi đi đến lễ chùa thì cần sắm sửa gì?

Có nhiều người quan tâm đến các lễ vật cần sắm sửa trước khi đi đến lễ chùa. Thực chất thì khi đi đến lễ chùa bạn không cần phải sắm sửa lễ quá cầu kỳ. Điều quan trọng nhất là gia chủ thể hiện được lòng thành của mình khi đi đến lễ chùa là được. 

Thông thường, khi đến lễ chùa thì bạn chỉ cần chuẩn bị các lễ vật như hương, hoa tươi (hoa sen, hoa cúc, hoa hồng, hoa ly)… Trái cây thì dùng quả theo mùa, tươi, không bị dập nát, bánh kẹo, chè… Tuyệt đối không được dâng lên Phật các đồ thờ cúng mặn.

Bài viết của Gốm Đại Việt vừa giúp bạn tìm hiểu về cách viết sớ đi lễ chùa. Đồng thời bạn có thể biết được những điều nên và không nên mỗi khi đi lễ chùa. Từ đó giúp bạn chuẩn bị cho phù hợp với không gian linh thiêng, tránh vi phạm những điều kiêng kỵ gây ra những xui xẻo. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc để việc đi lễ chùa được thuận lợi, có được sự bình an, sức khỏe dồi dào.

Coi bài nguyên văn tại :
Hướng Dẫn Cách Viết Sớ Đi Lễ Chùa Chuẩn Nhất 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

kr1055049kr 325072 ccs lt lighthouse 3d booster mania cgi googleplay vid15 1080x1350 en

Watch on YouTube here: kr1055049kr 325072 ccs lt lighthouse 3d booster mania cgi googleplay vid15 1080x1350 en via Gốm Đại Việt - Bát Tràng

Mách bạn cách đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên

Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ vô cùng quan trọng, vì nó có thể ảnh hưởng đến hậu vận của gia đình. Nếu đặt đúng sẽ mang lại nhiều may mắn nhưng nếu đặt sai có thể khiến gia chủ gặp họa. Tham khảo bài viết của Gốm Đại Việt để có cách đặt bát hương trên bàn thờ cho đúng chuẩn nhé. 1. Hướng dẫn cách đặt bát hương trên bàn thờ Bàn thờ là nơi dành để tưởng nhớ đến những người đã mất và bát hương là vật linh thiêng. Bát hương là vật phong thủy được sử dụng để kết nối giữa cõi dương và cõi âm. Vị trí đặt bát hương sẽ khác nhau tùy vào từng vùng miền trên đất nước. Giống như việc ở ngoài Bắc không sử dụng cát trắng để bốc bát hương nhiều như trong Nam. Ở miền Bắc thông thường sẽ có 3 bát hương, còn ở miền Nam mỗi gia đình sẽ có từ 3 đến 5 bát hương. Vậy cách đặt bát hương trên bàn thờ cho đúng? Bộ bát hương đặt trên bàn thờ khi nhìn vào sẽ có bát hương bên trái thờ bà cô. Bát hương to nhất đặt chính giữa dàng để thờ các vị chư thần. Và ngoài cùng bên phải sẽ là bát hương của ông bà g

This is Why You Underbase

Watch on YouTube here: This is Why You Underbase via Gốm Đại Việt - Bát Tràng